Cuộc cách mạng 4.0 đã đẩy mạnh sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử và ảnh hưởng không nhỏ đến cách thức hoạt động của nhiều nhà bán lẻ và F&B, nhất là trong thời buổi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Cùng Top Danang tìm hiểu ngay về vấn đề này sau đây.
Thị trường bán lẻ đã thay đổi như thế nào?
Sự trỗi dậy của thương mại điện tử
Dịch bệnh bùng phát đã và đang thay đổi thói quen mua hàng của một bộ phận lớn người tiêu dùng. Các sàn thương mại điện tử (TIki, Lazada, Shopee) và mạng xã hội (Facebook, Zalo) là nơi diễn ra hàng trăm, hàng ngàn cuộc giao dịch giữa nhà bán lẻ trực tuyến và người mua. Các chuyên gia kinh tế đã thừa nhận rằng doanh số bán lẻ trực tuyến trong thời kỳ đại dịch có mức tăng trưởng bằng 10 năm trước công lại.
Một lý do sâu xa khác dẫn đến sự chuyển mình của thương mại điện tử còn đến từ việc người tiêu dùng ngày càng “khó tính” hơn trong quá trình mua hàng. Khi mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng sẽ tự do lựa chọn sản phẩm đúng với nhu cầu và được trải nghiệm các hình thức thanh toán hiện đại như ví điện tử. Ngoài ra, còn được phổ biến các chương trình khuyến mãi ngay lập tức để có lựa chọn tốt nhất trong quá trình mua sắm.
Sự ảm đạm của các nhà bán lẻ và F&B truyền thống
Các nhà bán lẻ và F&B truyền thống gặp nhiều khó khăn khi mạng lưới bán lẻ của họ bị ảnh hưởng vì đại dịch, từ vấn đề kho bãi, quản lý nhân viên, liên kết và quảng bá sản phẩm đến với khách hàng,…trong khi đây đều là những vấn đề mà các nhà bán lẻ áp dụng mô hình bán lẻ trực tuyến có thể xử lý dễ dàng.
Với những bất cập trong quá trình kinh doanh của các nhà bán lẻ truyền thống ở trên, khách hàng chắc chắn là những người chịu thiệt khi họ không có nhiều sự lựa chọn cho những sản phẩm mà họ cần. Bên cạnh đó là việc không được phổ biến về các chương trình khuyến mãi cùng sự minh bạch rõ ràng khi thanh toán cũng dần khiến mô hình bán lẻ truyền thống không còn hấp dẫn trong mắt khách hàng. Dẫn đến việc các nhà bán lẻ và F&B áp dụng mô hình này bị giảm nguồn thu một cách đáng kể.
Xem thêm: Hạ nóng như cũ, đổi gió ngay món mới – Sữa chua trân châu Hạ Long
Các nhà bán lẻ và F&B truyền thống cần làm gì?
Theo ông Nguyễn Hữu Quốc Hưng – CEO Công Ty TNHH Tư Vấn Giải Pháp và Phát Triển PHS: “Thời buổi dịch bệnh khiến người tiêu dùng càng thắt chặt chi tiêu và chỉ lựa chọn những sản phẩm thật sự phù hợp với nhu cầu của minh. Chính vì vậy, các nhà bán lẻ truyền thống và F&B cần mạnh dạn thay đổi trong phương thức hoạt động và cách tiếp cận khách hàng của mình, nếu không sẽ nhanh chóng mất thị phần vào tay các đối thủ áp dụng mô hình bán lẻ trực tuyến.”
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ và F&B khi đã từng kinh qua nhiều vị trí cao cấp tại các tập đoàn thương mại hàng đầu của Việt Nam như FPT hay Viettel , ông Hưng chỉ ra rằng: “Những khó khăn mà các nhà bán lẻ và F&B truyền thống gặp phải phần nhiều còn đến từ phương thức hoạt động không theo một trật tự nhất định. Do đó, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quy trình sản xuất quảng bá tiếp thị sản phẩm sẽ giúp các nhà bán lẻ này kiểm soát, quản lý sản phẩm một cách hiệu quả.”
“Bên cạnh đó, áp dụng công nghệ còn giúp nhà bán lẻ và F&B cập nhật các thông tin về sản phẩm và nhãn hàng một cách nhanh chóng. Từ đó nâng cấp hệ thống bán lẻ cùng quy trình tiếp thị quảng bá sản phẩm đến với khách hàng. Còn nếu vẫn chưa tìm thấy lối đi hợp lý cho mình, các nhà bán lẻ và F&B có thể tìm đến Công Ty TNHH Tư Vấn Và Phát Triển PHS để nhận được những tư vấn về chiến lược kinh doanh và cách vận hành dự án từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ và F&B.” – Ông Hưng cho biết thêm.
Dù đối mặt với nhiều khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh cùng sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, nhưng nếu các nhà bán lẻ và F&B chủ động tìm kiếm sự thay đổi và thích ứng tốt với thời thế thì thị trường bán lẻ hứa hẹn sẽ nhanh chóng sôi động trở lại.